Header Ads Widget

Bọc răng sứ thẩm mỹ cho răng bị nhiễm màu

Răng nhiễm màu là tình trạng răng thay đổi màu sắc thành vàng, nâu, đỏ, xám,… gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng sống. Để khắc phục tình trạng này, phương án bọc răng sứ thẩm mỹ được đề xuất và là lựa chọn của nhiều khách hàng. 

Răng nhiễm màu là gì?

Răng nhiễm màu là tình trạng răng ố, sẫm màu do nhiều nguyên nhân như hóa chất, lão hóa, bệnh răng miệng, thực phẩm… Răng có thể thay đổi màu sắc như vàng, xám, tím, đen,… tùy theo nguyên nhân gây nhiễm màu.

Phân loại nhiễm màu răng

Có hai loại nhiễm màu răng gồm:

  • Nhiễm màu răng ngoại sinh: Men răng (lớp ngoài của răng) đổi màu do tiếp xúc với các tác nhân gây nhiễm màu như hóa chất, thực phẩm.
  • Nhiễm màu răng nội sinh: Răng thay đổi màu sắc từ bên trong răng, gây ảnh hưởng đến màu của ngà răng (lớp dưới men răng), có thể do chấn thương, bệnh răng miệng hay tác dụng phụ của một số loại thuốc. 

Ngoài ra, răng có thể nhiễm màu do các tác nhân nội tiết, di truyền hay thuốc trong quá trình hình thành, phát triển xương như nhiễm màu bilirubin, porphyrin hay tetracyclin.

1. Nhiễm màu bilirubin

Bilirubin là sắc tố màu vàng được tạo ra trong quá trình phân hủy hồng cầu ở mật, di chuyển đến gan và được đào thải qua phân và nước tiểu. Răng nhiễm màu do bilirubin là tình trạng hiếm gặp. Đối tượng phổ biến nhất là trẻ sơ sinh có nồng độ bilirubin trong máu quá cao, gây đổi màu răng, vàng da và mắt. Răng sữa của trẻ sẽ có màu vàng đậm hoặc xanh lá, không thể cải thiện đến khi được thay thế bởi răng vĩnh viễn.

2. Nhiễm màu porphyrin

Bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin (hay porphyria) là rối loạn di truyền hiếm gặp, khiến có thể không có khả năng tạo ra phân tử heme (gồm porphyrin và sắt). Phân tử heme là thành phần chính trong huyết sắc tố hemoglobin của hồng cầu. Người mắc porphyria có porphyrin di chuyển trong máu vào men răng, khiến răng có màu nâu đỏ, đặc biệt rõ khi chiếu tia cực tím.

3. Nhiễm màu thuốc kháng sinh

Nếu phụ nữ mang thai uống kháng sinh tetracyclin sẽ tạo thành các tinh thể màu bên trong các tổ chức xương, răng (đặc biệt lớp ngà răng) của thai nhi. Dù đã điều trị tẩy trắng, phân tử màu trong xương có thể di chuyển theo máu đến răng, khiến tình trạng răng nhiễm màu tái phát. Ngoài ra, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển xương và răng (thường dưới 8 tuổi) cũng có thể nhiễm màu do kháng sinh. Tùy theo mức độ nhiễm màu, răng có thể màu vàng, nâu, xám, đỏ, tím.

Bọc răng sứ thẩm mỹ cho răng nhiễm màu

Nếu răng hư tổn nặng như bể răng, sâu nặng, chết tủy, gãy,…. Nha sĩ có thể cung cấp mão răng để khôi phục hình dáng, chức năng của răng. Mão răng có thể được tạo bởi nhiều chất liệu như thép, nhựa, titan, sứ, hoặc hợp kim khác. Người bọc răng sứ cần được mài mòn men để chụp mão răng, nên răng sẽ mất chức năng, hình dáng tự nhiên. Ngoài ra, chi phí bọc răng sứ khá cao nếu so với tẩy trắng hay dán veneer.

Cách phòng tránh răng nhiễm màu

Có nhiều cách để phòng ngừa tình trạng răng nhiễm màu, trong đó hai cách đơn giản nhất là vệ sinh răng miệng đúng cách và hạn chế ăn uống thực phẩm đậm màu.

Vệ sinh răng miệng không chỉ bao gồm đánh răng mà còn súc miệng, làm sạch kẽ răng sau khi ăn. Dưới đây là một số cách vệ sinh răng miệng đúng:

  • Đánh răng với kem đánh răng có chứa fluoride (florua) ít nhất 2 lần mỗi ngày.
  • Đánh răng theo chiều dọc và hình vòng tròn ở mặt ngoài giúp hạn chế tổn thương nướu và làm sạch răng hiệu quả hơn.
  • Đánh tất cả các mặt của răng.
  • Dùng nước súc miệng hoặc nước muối để súc miệng, loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng hiệu quả hơn.
  • Dùng dụng cụ làm sạch lưỡi, hạn chế vi khuẩn tích tụ trên lưỡi.
  • Dùng chỉ nha khoa, tăm nước để làm sạch kẽ răng sau khi ăn, hạn chế dùng tăm xỉa răng vì có thể gây tổn thương nướu.